In tem lưu mẫu thức ăn

Tem lưu mẫu thức ăn
5/5 - (2 votes)

Tem lưu mẫu thức ăn dùng để dán niêm phong dụng cụ lưu mẫu thức ăn, quy định bắt buộc đối với các bếp ăn tập thể. Tem còn được gọi với nhiều tên khác như: Tem niêm phong hộp lưu mẫu thức ăn, tem niêm phong hộp đựng mẫu thức ăn, tem niêm phong bếp ăn tập thể, tem lưu mẫu thức ăn trường mần non, tem lưu mẫu thức ăn bếp ăn tập thể…

Giới thiệu mẫu tem niêm phong hộp lưu mẫu thức ăn theo chuẩn Bộ Y Tế

In tem niêm phong hộp lưu mẫu thức ăn chuẩn Bộ Y Tế
In tem niêm phong hộp lưu mẫu thức ăn chuẩn Bộ Y Tế, thiết kế miễn phí

Bộ Y Tế đã có hướng dẫn lưu mẫu thức ăn theo Quyết định 1246/QĐ-BYT

Trong bài viết này, chúng tôi chỉ xin chia sẻ cách thức dán tem niêm phòng phía ngoài của dụng cụ lưu mẫu thức ăn (xin được gọi tắt là: Tem lưu mẫu thức ăn)

Tem lưu mẫu thức ăn
Tem lưu mẫu thức ăn với giá rất rẻ, thiết kế cực đẹp & free, giao nhận nhà

Hướng dẫn dán tem lưu mẫu thức ăn đúng chuẩn

Thực chất của việc dán tem là việc đánh dấu sự nguyên vẹn của hộp chứa mẫu. Sau khi bỏ mẫu vào dụng cụ chứa, đậy kín lại, thì lúc này dán tem lưu mẫu ở khe tiếp giáp. Tác dụng để tránh việc tùy tiện tháo mở làm ảnh hưởng đến chất lượng của mẫu, vì khi mở ra tem bị vỡ coi như mẫu lưu không đáng tin cậy nữa.

Quy định chung về tem lưu mẫu thức ăn

  • Là một dạng nhãn dán, được dùng với mục đích dán niêm phong dụng cụ chứa mẫu thức ăn được lưu.
  • Trên bề mặt của nhãn ghi các thông tin về mẫu thức ăn được lưu. Thường có những thông tin bắt buộc phải có như sau:
    • Giờ lấy mẫu, ngày tháng năm lấy mẫu
    • Giờ hủy mẫu, ngày tháng năm hủy mẫu
    • Tên người lấy mẫu
  • Ngoài những thông tin bắt buộc phái trên, có thể thêm một số thông tin như sau:
    • Bữa ăn:…………… (buổi sáng, buổi trưa, buổi tối)
    • Tên mẫu thức ăm: Cơm, rau muống xào, rau cải luộc…
Tem dán hộp lưu mẫu thức ăn
Tem dán hộp lưu mẫu thức ăn, chất lượng cao, dựng mẫu miễn phí

Kích thước tem

  • Kích thước thông dụng là: 3x5cm (thường được các trường mầm non, trường mẫu giáo lựa chọn)
  • Ngoài ra kích thước tùy thuộc vào ý muốn của từng đơn vị, to hay nhỏ miễn sao ghi đủ thông tin bắt buộc.
  • Tùy thuộc vào dụng cụ chứa mẫu được lưu mà tem dán có kích thước phù hợp để dán kín dụng cụ
  • Cũng có một số đơn vị làm kích thước 1,5x3cm

Sau ghi đủ thông tin cho việc lưu mẫu thì tiến hành dán tem vào dụng cụ đựng mẫu thức ăn được lưu. Thao tác này rất đơn giản:

  • Thông thường tem được in trên tấm giấy decal lớn, trên đó chứa nhiều tem nhỏ.
  • Các công ty in ấn cắt bế chờ (cắt bế dờ mi, nghĩa là cắt đứt lớp decal phía trên).
  • Người lưu mẫu chỉ việc nhẹ nhàng gỡ tem ra khỏi tấm tem và cẩn thận dán xuống vị trí muốn dán tem trên bề mặt của dụng cụ lưu mẫu.
  • Dùng tay ấn nhẹ để đảm bảo tem dính chặt vào bề mặt dụng cụ.

Tem liêm phong hộp mẫu thức ăn

Tại sao phải dán tem

Đây là câu hỏi của rất nhiều người đặt ra tại sao phải lưu mẫu, đã lưu rồi thì sao phải dán tem lên làm gì:

  1. Mất thời gian lấy mẫu
  2. Tốn tiền in tem dán xuống dụng cụ sau lại bỏ đi
  3. Lãng phí thức ăn

Việc lưu mẫu thức ăn thường chỉ áp dụng cho các bếp ăn tập thể (đông người).

  • Ví dụ như:
    • Bếp ăn trường mầm non, trường mẫu giáo
    • Bếp ăn trường tiểu học
    • Bếp ăn trường trung học cơ sở
    • Bếp ăn các khu công nghiệp.
    • Bếp ăn tập thể các công ty lớn…
  • Bếp ăn tập thể là nơi cung cấp bữa ăn cho rất nhiều người, tại đó thường diễn ra các công việc như:
    • Chế biến: sơ chế, tinh chế, cắt thái, băm, chặt, tỉa, rửa….
    • Nấu nướng, làm chín thức ăn: Chiên, nấu, luộc, xào….

Bởi vậy, nếu thức ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ ảnh hưởng tiêu cực, trực tiếp đến sức khỏe của rất nhiều người sử dụng: “ngộ độc thực phẩm số đông”.

Vì gần đây, có rất nhiều vụ ngộ độc thực phẩm số đông, sảy ra tại các bếp ăn của trường học, các công ty tại khu công nghiệp. Thông qua xét nghiệm các mẫu thức ăn được lưu, sẽ biết được nguyên nhân phát sinh từ đâu, từ món ăn nào, từ khâu chế biến nào, để từ đó có biện pháp khắc phục hạn chế. 

Việc lưu mẫu thức ăn để giúp cho việc xác định được nguyên nhân các vụ ngộ độc thực phẩm này: “xét nghiệm mẫu”

Nhưng có vấn đề đặt ra là: Làm thế nào để đảm bảo tính khách quan của mẫu xét nghiệm, thông tin về mẫu được lưu có chính xác, có tin cậy không. Dán tem niêm phong phía ngoài của dụng cụ chứa mẫu thức ăn được lưu, là một giải pháp tốt nhất.

Tem lưu mẫu thức ăn theo quyết định số 1246/QĐ-BYT
Mẫu tem lưu mẫu thức ăn chuẩn theo quyết định số 1246/QĐ-BYT

Tác dụng của việc niêm phong

  • Tránh việc nhầm lẫn, tráo đổi mẫu thức ăn
  • Xác định chính xác:
    • Thời gian lưu mẫu
    • Người nào lưu mẫu

Vật liệu dùng để sản xuất tem

  • Tem được in trên bề mặt của decal vỡ – Decal vỡ là loại decal đặt biệt hơn nhưng loại decal thông thường:
    • Bề mặt rất dễ vỡ
    • Khi đã dán xuống vị trí bề mặt của dụng cụ lưu mẫu, thì sẽ dính chặt (dính chết cứng) không thể bóc lên được. Nếu ai đó cố tình bóc thì sẽ làm cho tem bị vỡ vụn. Khi đó mẫu được lưu mất đi độ tin cậy, tính xác thực kém.
    • Có sẵn lớp keo cực dính. Rất tiện dụng.
  • Dùng máy in tem bảo hành để in tem lưu mẫu, bản in sắc nét, dễ nhìn, không gây nhầm lẫn cho việc ghi thông tin lưu mẫu.

* Như vậy việc dán tem lưu mẫu thức ăn là việc rất cần thiết phải làm. Nhận thức được tầm quan trọng này rất nhiều bếp ăn tập thể đã dán tem niêm phong dụng cụ lưu mẫu.

* Tại Hà Nội, hầu hết các trường mầm non công lập, trường mầm non tư thục, trường mầm non bán trú đều sử dụng tem niêm phong hộp lưu mẫu thức ăn.

* Các trường tiều học, trung học cơ sở nơi có tổ chức ăn bán trú cho học sinh cũng lựa chọn cách này. Bên cạnh đó còn có một số công ty tổ chức bữa ăn cho nhân viên, cho công nhân cũng lựa chọn cách này.

Công ty in tem lưu mẫu thức ăn uy tín

Xin giới thiệu Công ty In Quang Trung, chuyên in tem lưu mẫu thức ăn.

Có trụ sở tại Hà Nội, hoạt động trong lĩnh vực in ấn từ năm 2010, chuyên in tem bảo hành, bảo đảm, niêm phong.

Thiết kế mẫu tem hoàn toàn miễn phí. Ship Cod toàn quốc.


Liên hệ:


Một số thông tin tham khảo

Lưu mẫu thực phẩm là quan trọng để đảm bảo an toàn thực phẩm và kiểm soát chất lượng. Dưới đây là một số bước bạn có thể thực hiện để lưu trữ mẫu thực phẩm:

  1. Chuẩn bị các bình lưu trữ: Sử dụng các bình lưu trữ thích hợp, như bình chứa thủy tinh hoặc nhựa chịu được nhiệt độ cao để lưu trữ mẫu.
  2. Đóng gói chặt chẽ: Đảm bảo rằng mẫu thực phẩm được đóng gói chặt chẽ để tránh ô nhiễm và hư hại trong quá trình vận chuyển và lưu trữ.
  3. Ghi chú thông tin quan trọng: Gắn nhãn mẫu thực phẩm với các thông tin quan trọng như ngày thu thập, loại thực phẩm, điều kiện lưu trữ và bất kỳ thông tin nào khác quan trọng.
  4. Bảo quản ở nhiệt độ thích hợp: Lưu trữ mẫu thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp để ngăn chặn sự phân hủy và ô nhiễm vi khuẩn.
  5. Thực hiện quy trình lưu trữ đúng quy định: Tuân thủ các quy định và quy trình lưu trữ mẫu thực phẩm được quy định bởi tổ chức hoặc cơ quan quản lý thực phẩm.
  6. Đảm bảo an toàn: Đặt mẫu thực phẩm trong các khu vực an toàn và tránh tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm hoặc vật liệu ô nhiễm khác.
  7. Theo dõi và kiểm tra định kỳ: Theo dõi và kiểm tra mẫu thực phẩm định kỳ để đảm bảo chất lượng và tính toàn vẹn của chúng.

Lưu ý rằng các biện pháp cụ thể để lưu trữ mẫu thực phẩm có thể thay đổi tùy thuộc vào loại thực phẩm và yêu cầu cụ thể của quy định hoặc quy trình nội bộ của tổ chức bạn.

NHỮNG NỘI DUNG CẦN THIẾT KHI IN TEM LƯU MẪU THỨC ĂN THEO QUYẾT ĐỊNH 1246/QĐ-BYT – MẪU TEM CHUẨN BỘ Ý TẾ

Nội dung in trên tem lưu mẫu thực phẩm thường bao gồm các thông tin quan trọng để xác định mẫu và ghi chép các chi tiết liên quan đến quá trình lấy mẫu và lưu trữ. Dưới đây là một số nội dung thường xuất hiện trên tem lưu mẫu thực phẩm:

  1. Tên mẫu thực phẩm: Loại thực phẩm hoặc mẫu thực phẩm được lấy, ví dụ: “Thịt gà”, “Sữa tươi”, “Rau cải xanh”.
  2. Mã số lô (nếu có): Mã số lô của sản phẩm hoặc quy trình sản xuất.
  3. Ngày và thời gian lấy mẫu: Ngày và giờ mẫu thực phẩm được lấy.
  4. Người lấy mẫu: Tên của người lấy mẫu hoặc mã số nhận dạng (nếu áp dụng).
  5. Địa điểm lấy mẫu: Địa điểm cụ thể mẫu thực phẩm được lấy.
  6. Điều kiện lưu trữ: Yêu cầu về nhiệt độ, ánh sáng và điều kiện khác cần thiết để lưu trữ mẫu.
  7. Thông tin liên hệ: Thông tin liên lạc của người hoặc tổ chức chịu trách nhiệm về mẫu thực phẩm.
  8. Cảnh báo an toàn: Cảnh báo về nguyên tắc an toàn khi xử lý và sử dụng mẫu thực phẩm.
  9. Thông tin bổ sung: Bất kỳ thông tin bổ sung nào cần thiết hoặc yêu cầu đặc biệt khác.

Thông tin này giúp đảm bảo rằng mẫu thực phẩm được lưu trữ và xử lý đúng cách, cũng như đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu và tính chính xác của kết quả phân tích.

Leave a Reply

Your email address will not be published.